Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Mụn trứng cá là một bệnh lý viêm thường gặp của da, ảnh hưởng dến mọi chủng tộc và giới tính. Mụn thường khởi phát nhiều nhât ở độ tuổi dậy thì từ 13-20 tuổi. Khoảng 85% trẻ trong độ tuổi dậy thì sẽ bị mụn trứng các vào một giai đoạn nào đó, 20% trường hợp cơ thể để lại sẹo mụn nặng và nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp, thậm chí trầm cảm.

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá là một bệnh lý viêm của da, có thể xuất hiện ở vùng mặt, hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như lưng, ngực, vai, xảy ra do sự bít tắc đơn vị nang lông tuyến bã, tăng bài tiết bã nhờn, thay đổi quá trình sừng hóa, tăng sinh vi khuẩn Cutibacterium acnes.

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì
Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là giai đoạn các tuyến nội tiết phát triển mạnh, dẫn đến sự tăng sản xuất các nội tiết tố, trong đó có nội tiết tố androgen. Đây là một nội tiết tố có vai trò trong việc làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn cũng như tăng sừng vùng phễu nang lông.

Ngoài ra, các bạn trong độ tuổi này thường có thói quen dùng chế độ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, các thực phẩm nhiều đường ngọt khiến da dễ sinh nhân mụn hơn. Ngoài ra, chế độ chăm sóc da không đúng cách, không làm sach da tốt, sử dụng các loại sản phẩm không phù hợp cũng là những yếu tố thúc đẩy hoặc làm trầm trọng thêm mụn trứng cá.

Một số nguyên nhân khác như là các bệnh lý về nội tiết: hội chứng buồng trứng đa nang, cường androgen…cũng gặp ở lứa tuổi này.

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì
Sẩn viêm, mụn mủ, nang nốt

Mụn trứng cá có liên quan đến yếu tố di truyền?

Các nghiên cứu đã ghi nhận vai trò của yếu tố gia đình trong sinh bệnh học của mụn trứng cá. Những trẻ có bố hoặc mẹ đã từng bị mụn trứng cá càng nặng thì càng có nguy cơ bị mụn trứng cá cao hơn so với các trẻ khác. Ngoài ra, nếu những trẻ có làn da dầu hoặc da hỗn hợp thì dễ bị mụn trứng cá hơn các bé có làn da thường hoặc da khô.

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì có tự hết?

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì có thể giảm khi trẻ bước qua giai đoạn dậy thì nhưng không khỏi hẳn hoàn toàn. Tốt nhất khi trẻ bị mụn nên đến bác sĩ khám ngay để được thăm khám và đánh giá chính xác mức độ nặng của bệnh; từ đó điều trị đúng và sớm, nhằm kiểm soát, ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn và giảm thiểu những di chứng của mụn trứng cá gây ra như sẹo rỗ, thâm làm ảnh hưởng đến ngoại hình và sự tự tin của trẻ.

Những lưu ý trong chăm sóc da mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Nguyên nhân chủ yếu trong sinh bệnh học của mụn trứng cá ở độ tuổi dậy thì là sự tăng hoạt động của tuyến bã nhờn nên điều quan trọng nhất trong chăm sóc da mụn ở độ tuổi này là làm sạch da, loại bỏ dầu thừa, giảm bít tắc, giúp thông thoáng lỗ chân lông. Nên tẩy trang và rửa mặt với các sản phẩm có chứa những hoạt chất giúp giảm nhờn như salicylic acid. Nên chọn tẩy trang dạng nước có khả năng làm sạch sâu các chất bã nhờn, dầu thừa trên bề mặt da mà không gây khô da.

Chọn các loại sữa rửa mặt dành cho da mụn có bổ sung thêm các thành phần như AHA, BHA giúp loại bỏ tế bào chết và làm thông thoáng lỗ chân lông. Benzoyl peroxyde làm giảm viêm, giảm vi khuẩn gây mụn. Có thể rửa mặt 2-3 lần/ngày, rửa vùng chữ T trước, rửa nhẹ nhàng, tránh chà xát.

Có nên dùng dưỡng ẩm trên làn da mụn trứng cá ở tuổi dậy thì?

Trong quá trình điều trị mụn, việc sử dụng các sản phẩm thuốc thoa có chứa Bezoyl peroxide, Salicylic acid, Adapalene, Tazoretene, Tretinoin hoặc thuốc uống như Isotretinoin có thể khiến da khô, đỏ, bong vảy, ngứa rát, châm chích. Dưỡng ẩm giúp duy trì độ ẩm cần thiết trên làn da, hỗ trợ và thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn. Nên chọn lựa dưỡng ẩm dạng gel, lotion cho da dầu mụn để hạn chế bít tắc lỗ chân lông. Sản phẩm phổ biến là vitamin B5 dạng serum hay gel, tác dụng phân giải lượng dầu thừa trên da, giữ ẩm, ổn định chức năng hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa đỏ da, chống viêm.

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Có được trang điểm trên làn da mụn trứng cá ở tuổi dậy thì?

Tốt nhất là nên hạn chế trang điểm, tránh sử dụng các sản phẩm, mỹ phẩm có các thành phần hoạt chất gây bít tắc lỗ chân lông, dễ sinh nhân mụn. Trong trường hợp cần phải trang điểm, nên chọn kem nền, kem che khuyết điểm không dầu, ít gây kích ứng, không tạo nhân mụn và cho cảm giác khô thoáng, không nên chứa cồn, paraben và hương liệu, được thiết kế dạng lỏng giúp đánh mỏng tự nhiên.

Chú ý tẩy trang sạch sau khi trang điểm. Đồng thời cần vệ sinh bộ dụng cụ trang điểm gồm mút tán phấn, cọ thường xuyên để hạn chế nhiễm khuẩn thêm trên làn da mụn.

Những sai lầm trong chăm sóc và điều trị da mụn  

Những thói quen như dùng tay sờ lên vùng da mụn hoặc nặn mụn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến làn da mụn có thể làm bội nhiễm thêm vùng da đang bị mụn; hoặc thói quen nặn mụn không đúng cách có thể gây tổn thương thêm cho làn da, làm cho quá trình viêm càng diễn ra nặng nề, lan rộng hơn.

Bên cạnh đó, do tâm lý xấu hổ, ngại giao tiếp khi bị mụn trứng cá, một số trường hợp tự tìm mua những sản phẩm trị mụn không rõ thành phần, nguồn gốc, được quảng cáo trên mạng. Giai đoạn đầu khi mới dùng, da có thể sạch mụn ngay, căng bóng, trắng hồng. Nhưng sau đó da sẽ trở nên teo mỏng, dễ bị kích ứng, đỏ rát…hoặc có thể bùng phát mụn trở lại nặng nề hơn trước.

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Khuyến cáo của bác sĩ

Cha mẹ nên đưa trẻ đến khám sớm với bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Cần kiên trì trong quá trình điều trị.

Không được sờ hoặc nặn mụn không đúng cách.

Duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh, siêng luyện tập thể dục thể thao, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, kiêng các sản phẩm chứa nhiều đường, sữa, chất béo.

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì
Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Kết luận

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là một vấn đề phổ biến và ảnh hưởng đến nhiều người trẻ. Để giải quyết vấn đề này, việc duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, chăm sóc da đúng cách và tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ là rất quan trọng. Chỉ thông qua sự kiên nhẫn và nhất quán trong quá trình điều trị, bạn mới có thể đạt được làn da khỏe mạnh và tự tin.

Hãy nhớ rằng mụn trứng cá không phải là một vấn đề không thể giải quyết được. Hãy đối mặt với nó một cách tích cực và luôn nhớ rằng sức khỏe da của bạn là ưu tiên hàng đầu.

Câu hỏi thường gặp (FAQs)

1. Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì có thể tự khỏi không?

  • Trả lời: Mụn trứng cá có thể giảm đi khi trẻ qua giai đoạn dậy thì, nhưng không phải lúc nào cũng tự khỏi hoàn toàn.

2. Tại sao tuổi dậy thì là thời kỳ dễ bị mụn trứng cá?

  • Trả lời: Do sự tăng sản xuất nội tiết tố, đặc biệt là androgen, cùng với thói quen ăn uống không lành mạnh và chăm sóc da không đúng cách.

3. Mụn trứng cá có liên quan đến yếu tố di truyền không?

  • Trả lời: Có, những trẻ có bố hoặc mẹ từng bị mụn trứng cá càng nặng thì có nguy cơ cao hơn bị mụn trứng cá.

4. Điều gì là quan trọng nhất trong chăm sóc da mụn trứng cá?

  • Trả lời: Làm sạch da, loại bỏ dầu thừa, giảm bít tắc lỗ chân lông và duy trì độ ẩm cần thiết.

5. Có nên sử dụng dưỡng ẩm trên làn da mụn trứng cá?

  • Trả lời: Có, dưỡng ẩm giúp duy trì độ ẩm cần thiết trên da và hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.

6. Có thể trang điểm khi có mụn trứng cá không?

  • Trả lời: Nên hạn chế trang điểm và chọn các sản phẩm không chứa thành phần gây bít tắc lỗ chân lông.

7. Tại sao không nên sờ hoặc nặn mụn trứng cá?

  • Trả lời: Thói quen này có thể gây tổn thương và bội nhiễm cho da, làm lan rộng và làm nặng thêm tình trạng mụn.

8. Làm thế nào để chăm sóc da mụn trứng cá đúng cách?

  • Trả lời: Cần duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh, chăm sóc da đúng cách và kiên nhẫn trong quá trình điều trị.

9. Có thể chữa trị mụn trứng cá một cách tự nhiên không?

  • Trả lời: Có thể, việc duy trì chế độ ăn lành mạnh, uống đủ nước và giảm căng thẳng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị mụn.

10. Khi nào nên đến gặp bác sĩ da liễu khi bị mụn trứng cá?

  • Trả lời: Nên đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu mụn trứng cá nặng, không tự khỏi sau thời gian dài hoặc gây khó chịu và tự ti.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban biên tập ghi chú theo chia sẻ của Bác sĩ:

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách để được nhận tư vấn kịp thời





    Dịch vụ
    Bác sĩ
    Tin tức
    Search
    Liên hệ
    Explore
    Drag