Chạy bộ có nhanh già đi? – Bác sĩ 24/7

‘Vô tình xem clip trên mạng xã hội thấy thông tin cho rằng chạy bộ sẽ nhanh già đi, do bị Runner’s face (da mặt nhăn nheo, chảy xệ…), điều này có đúng không ạ? Nhân đây xin bác sĩ chỉ ra cách chạy bộ tốt nhất cho sức khỏe, cảm ơn bác sĩ!’. (N.Công, ở TP.HCM).

Thạc sĩ – bác sĩ Tạ Quốc Hưng, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, giải đáp: Có một quan niệm gọi là Runner’s face – tức là gương mặt của những người chạy bộ thường xuyên có thể trông gầy hơn, da mặt có thể nhăn nheo và chảy xệ hơn so với người không chạy bộ. Tuy nhiên, không hẳn là chạy bộ sẽ khiến da mặt nhanh già đi. Các nguyên nhân chính dẫn đến Runner’s face bao gồm:

Chạy bộ rất tốt cho sức khỏe tổng thể - Ảnh: Pexels
Chạy bộ rất tốt cho sức khỏe tổng thể – Ảnh: Pexels
  • Giảm mỡ dưới da: Khi bạn chạy bộ thường xuyên, cơ thể tiêu hao năng lượng và mỡ thừa, bao gồm cả mỡ dưới da. Lớp mỡ dưới da mỏng đi có thể làm gương mặt trông hốc hác và ít đầy đặn hơn.
  • Tiếp xúc với ánh nắng: Chạy bộ ngoài trời khiến da tiếp xúc nhiều hơn với tia UV từ ánh nắng, có thể gây lão hóa sớm nếu không bảo vệ đúng cách (bôi kem chống nắng, đội mũ…).
  • Mất nước và tác động từ môi trường: Chạy bộ có thể làm cơ thể mất nước, và da sẽ dễ nhăn hơn nếu không được cung cấp đủ nước. Ngoài ra, các yếu tố như gió và ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến làn da.

Chạy bộ thực ra là một hoạt động tốt cho sức khỏe tổng thể, bao gồm cả làn da. Chạy bộ giúp tăng cường lưu thông máu, mang oxy và dưỡng chất đến da, hỗ trợ làn da khỏe mạnh và tươi trẻ hơn.

Những lưu ý khi chạy bộ

Theo thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Võ Hoàng Phúc, khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tập luyện hay chạy bộ là hoạt động giúp rèn luyện sức khỏe, gia tăng sức bền cho hệ cơ xương khớp, hệ tim phổi… là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta.

Tuy nhiên, để việc tập luyện cũng như chạy bộ đạt hiệu quả, phòng tránh chấn thương cũng như các vấn đề sức khỏe khác thì khi tham gia chạy bộ chúng ta cần lưu ý một số vấn đề.

Nên khởi động thật kỹ trước khi tập luyện - Ảnh: Freepik
Nên khởi động thật kỹ trước khi tập luyện – Ảnh: Freepik

Trước chạy:

  • Không nên tập khi chúng ta cảm thấy không khỏe.
  • Không nên tập khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh
  • Mặc quần áo rộng rãi thoải mái và mang giày hỗ trợ.
  • Uống đủ nước (khoảng 200 – 500 ml trước chạy bộ khoảng 30 phút): nước điện giải, nước chuyên dùng cho thể thao…
  • Ăn nhẹ trước khi tham gia chạy bộ (sữa chua, bánh, quả chuối…)
  • Tránh ăn quá no, bữa ăn no nên cách chạy bộ khoảng 2 giờ trước khi tham gia.
  • Đảm bảo các thuốc điều trị chuẩn hằng ngày đang sử dụng khi tham gia
  • Khởi động thật kỹ trước khi tập luyện
  • Buổi tập luyện nên bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn khởi động, giai đoạn chạy bộ chính thức, giai đoạn làm nguội giảm dần cường độ để trở lại trạng thái bình thường.

Trong lúc chạy:

  • Bổ sung nước (điện giải) thường xuyên khoảng 200 ml/10 – 15 phút
  • Bổ sung năng lượng: Mẫu bánh nhỏ, nước uống chuyên dụng cung cấp carbon hydrat
  • Nếu có một số biểu hiện bất thường như: Đau ngực; Hồi hộp đánh trống ngực; Khó thở tăng dần, khó thở nhiều; Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn; Căng cơ, Đau nhiều các khớp… Xem xét ngưng chạy và trao đổi với bộ phận hỗ trợ y tế.

Sau khi kết thúc chạy:

  • Giảm dần cường độ bằng cách đi bộ thả lỏng 5 – 10 phút
  • Bổ sung thêm nước (khoảng 250 ml) trong vòng 30 phút
  • Tránh tắm ngay, nên tắm khi kết thúc chạy ít nhất 30 phút
  • Tập những bài tập giãn cơ sau khi chạy.

Theo báo Thanh Niên

https://thanhnien.vn/bac-si-24-7-chay-bo-se-nhanh-gia-di-185241112090544912.htm

Ban biên tập ghi chú theo chia sẻ của Bác sĩ:

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách để được nhận tư vấn kịp thời





    Dịch vụ
    Bác sĩ
    Tin tức
    Search
    Liên hệ
    Explore
    Drag