Dị ứng da – Sơ lược những điều cần lưu ý

Dị ứng là tình trạng phản ứng của cơ thể nhằm chống lại sự xâm nhập của các yếu tố được cho là lạ đối với cơ thể đó hay còn gọi là dị ứng nguyên. Các yếu tố này có thể có nguồn gốc từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể và tác động trên cơ thể thông qua nhiều đường như tiếp xúc qua da, đường hô hấp, đường tiêu hóa…

Dị ứng da

Là tình trạng các tế bào miễn dịch trong cơ thể bị hoạt hóa bởi các yếu tố lạ, sản xuất ra hóa chất trung gian gây tổn thương da. Dị ứng da bao gồm các bệnh da dị ứng và các biểu hiện da do dị ứng. 

Dị ứng da - Sơ lược những điều cần lưu ý

Nhóm bệnh da dị ứng gồm viêm da cơ địa, mày đay mạn tính

Dị ứng nguyên trong trường hợp này không rõ ràng. Chàm là bệnh da gây ngứa kéo dài, do cơ địa dị ứng, chiếm khoảng 3% trẻ, 50% sẽ kèm viêm mũi dị ứng hoặc hen khi trẻ lớn dần, 30 – 50% có khả năng tiến triển thành chàm ở người lớn. Mày đay mạn là những mảng phù đỏ, rất ngứa, đa hình dạng, kích thước thay đổi, xuất hiện kéo dài vài phút đến vài giờ rồi tự lặn. Bệnh có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm.

Biểu hiện da do dị ứng xảy ra do cơ thể tiếp xúc với các dị ứng nguyên. Các dị ứng nguyên có thể là thức ăn, thuốc, nhiễm trùng, chất khí ô nhiễm trong môi trường, nội tiết tố… (mày đay cấp) hoặc các tác nhân vật lý như cào gãi hoặc tỳ đè, mặc quần áo chật (da vẽ nổi), do lạnh, do ánh nắng mặt trời hoặc nước.

Trong trường hợp dị ứng nặng, có thể diễn tiến đến phù mạch, sốc phản vệ với biểu hiện là các mảng phù đỏ lan rộng toàn thân, sung mắt, môi, miệng, đường tiêu hóa và đường hô hấp. Do vậy, ngoài các tổn thương da, người bệnh còn khó thở, choáng váng, tụt huyết áp, sốc…. 

Dị ứng da - Sơ lược những điều cần lưu ý
Dị ứng da – Sơ lược những điều cần lưu ý

Viêm da tiếp xúc xảy

gồm các biểu hiện da đỏ, tróc vảy, sưng phù, rỉ dịch, ngứa, với hình dạng và vị trí sang thương tùy theo yếu tố tiếp xúc tại chỗ. Các dị ứng nguyên thường gặp là hóa chất như xi măng, xà bông, các chất tẩy rửa, dung môi, dung dịch có tính axit hoặc kiềm mạnh hoặc các đồ dùng bằng cao su, latex, các chất bảo quản trong mỹ phẩm. thuốc nhuộm tóc, keo….

Viêm da tiếp xúc kích ứng

gồm các biểu hiện đỏ da, mụn mủ nhỏ li ti trên bề mặt, cảm giác bỏng rát. Dị ứng nguyên là chất tiết côn trùng, phấn một số loại lá cây có chứa hóa chất gây tăng nhạy cảm ánh nắng mặt trời. 

Việc xử trí cần lưu ý và loại trừ các yếu tố thúc đẩy hoặc nhóm nguyên nhân gây dị ứng. Sử dụng thuốc kháng histamine để giảm triệu chứng ngứa. Các lưu ý trong chăm sóc da dị ứng bao gồm: Tắm rửa bằng nước sạch có nhiệt độ phòng, thuốc tím pha loãng hoặc sữa tắm rửa không chứa xà bông như Cetaphil, Ceradan…Không dùng thuốc bôi bừa bãi theo lời rỉ tai hoặc đắp lá theo theo kinh nghiệm dân gian. Có thể bôi thuốc có chứa corticoid nhẹ trong thời gian ngắn hơn 7 ngày. Nhưng phải chú ý đối với các tổn thương rỉ dịch, có mủ trên bề mặt hoặc tróc vẩy ướt vàng thì phải thoa các loại dung dịch màu (xanh, đỏ), thuốc bôi kháng sinh. Đối với trường hợp sang thương lan rộng hoặc không hết sau vài ngày với những xử trí trên, người bệnh cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và kê toa thuốc phù hợp.

Dị ứng da - Sơ lược những điều cần lưu ý
Dị ứng da – Sơ lược những điều cần lưu ý

Các dấu hiệu cần phải nhập viện ngay gồm khó thở, chóng mặt, phù nề toàn thân, nổi bóng nước, loét miệng, mắt, đường tiểu (đi tiểu đau), đường tiêu hoá (nuốt đau), đường thở (thở nghe khò khè).

Các tình trạng dị ứng da gây ngứa nhiều, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ, có thể gây tử vong trong một số trường hợp nặng nếu không được xử trí đúng đắn và kịp thời. Do đó việc phòng ngừa dị ứng rất quan trọng, đặc biệt đối với những người có cơ địa dị ứng.

Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

Giữ Môi Trường Xung Quanh Sạch Sẽ và Ẩm Mát

Giữ cho môi trường xung quanh không nóng, lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh, không bị khô, như trang bị thêm máy phun hơi nước hay thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng máy lạnh nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng. Tắm bằng nước ở nhiệt độ phòg hoặc ấm hơn một chút (30 – 400C). Không nên để quạt máy hoặc luồng hơi lạnh từ máy điều hoà nhiệt độ thổi trực tiếp vào người.

Bảo Vệ Môi Trường Sống Sạch Sẽ

Dị ứng da - Sơ lược những điều cần lưu ý
Dị ứng da – Sơ lược những điều cần lưu ý

Vệ sinh môi trường sống, tránh nuôi chó, mèo hoặc trồng cây trong nhà để giảm nguy cơ tiếp xúc với các chất gây dị ứng có thể tồn tại trong lông hay phấn của động vật và cây cỏ.

Sử Dụng Sản Phẩm Hợp Lý Cho Da

 Không dùng xà bông giặc đồ hoặc xà bông tắm có chứa chất tẩy rửa, chỉ nên dùng các loại sửa tắm không chứa xà bông. Giữ cho da luôn được ẩm mịn bằng cách bôi các chất giữa ẩm mỗi ngày hai lần và đặc biệt là vừa sau khi tắm.

Lựa Chọn Quần Áo Thoải Mái

Không mặc quần áo bằng chất liệu len, nỉ, sợi tổng hợp vì chúng có thể gây kích ứng cho da.

Dị ứng da - Sơ lược những điều cần lưu ý
Dị ứng da – Sơ lược những điều cần lưu ý

Sử Dụng Thuốc Dưới Sự Hướng Dẫn của Bác Sĩ

Dùng thuốc phải theo toa bác sĩ. Luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Hạn Chế Thực Phẩm Gây Dị Ứng

Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây dị ứng như trứng, đồ lên men, đậu phụ, cà chua, và hải sản để giảm nguy cơ phát sinh dị ứng da.

Tránh Tiếp Xúc Với Người Bị Bệnh có nguy cơ về dị ứng da

Không nên chủng ngừa hoặc tiếp xúc với những người mới vừa được chủng ngừa hoặc đang nhiễm siêu vi khi tổn thương da đang tiến triển; sổ giun định kỳ; điều trị các ổ nhiễm trùng trong cơ thể theo đúng chuyên khoa khi có dấu hiệu gợi ý.

xr:d:DAGB5JPv18g:17,j:4239437440700667875,t:24040904

Câu Hỏi Thường Gặp (FAQs)

  1. Dị ứng da có thể được điều trị hoàn toàn không?
    • Điều trị dị ứng da có thể giúp kiểm soát và giảm triệu chứng, nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể điều trị hoàn toàn. Việc đề xuất điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân gây ra dị ứng, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, và phản ứng của cơ thể với liệu pháp.
  2. Tôi có cần thăm bác sĩ nếu tôi nghĩ mình có dị ứng da?
    • Đúng, nếu bạn nghi ngờ mình có dị ứng da, bạn nên thăm bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bác sĩ có thể thực hiện các kiểm tra da và y tế, đánh giá triệu chứng của bạn và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.
  3. Làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu của dị ứng da?
    • Các dấu hiệu của dị ứng da có thể bao gồm ngứa, phát ban, đỏ, sưng, bong tróc da, và khó chịu. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau khi tiếp xúc với một chất gây dị ứng, bạn nên thăm bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán.
  4. Dị ứng da có di truyền không?
    • Có, dị ứng da có thể có yếu tố di truyền. Nếu có người trong gia đình bạn đã từng mắc dị ứng da, khả năng bạn cũng có nguy cơ cao hơn để phát triển dị ứng da.
  5. Thực phẩm nào thường gây ra dị ứng da?
    • Một số thực phẩm thường gây ra dị ứng da bao gồm trứng, hải sản, đậu phụ, đậu nành, đậu phọng, cà chua, và các loại hạt.
  6. Có phải việc sử dụng kem chống nắng giúp ngăn ngừa dị ứng da không?
    • Sử dụng kem chống nắng có thể giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia UV và giảm nguy cơ phát triển dị ứng da. Tuy nhiên, kem chống nắng cũng có thể chứa các thành phần gây kích ứng, vì vậy bạn nên chọn sản phẩm phù hợp với làn da của mình.
  7. Dị ứng da có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không?
    • Trong một số trường hợp nghiêm trọng, dị ứng da có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như phù mạch, sốc phản vệ, hoặc nhiễm trùng da. Do đó, việc điều trị và phòng ngừa dị ứng da là rất quan trọng.
  8. Làm thế nào để giảm nguy cơ dị ứng da ở trẻ em?
    • Để giảm nguy cơ dị ứng da ở trẻ em, bạn nên giữ da của trẻ luôn sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng, sử dụng các sản phẩm dưỡng da phù hợp, và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ.
  9. Tôi có thể sử dụng sản phẩm làm đẹp nào khi có dị ứng da?
    • Khi có dị ứng da, bạn nên chọn các sản phẩm làm đẹp không chứa các thành phần gây kích ứng như hương liệu nhân tạo, màu nhuộm, và các chất tạo màu.
  10. Có cách nào để chữa trị dị ứng da một cách tự nhiên không?
    • Một số phương pháp tự nhiên có thể giúp giảm triệu chứng của dị ứng da bao gồm sử dụng lá cây cúc họa mi, tinh dầu cam, hoặc nước vo gạo. Tuy nhiên, trước khi thử bất kỳ phương pháp nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác s

Ban biên tập ghi chú theo chia sẻ của Bác sĩ:

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách để được nhận tư vấn kịp thời





    Dịch vụ
    Bác sĩ
    Tin tức
    Search
    Liên hệ
    Explore
    Drag