Ứng dụng ánh sáng đèn LED trong thẩm mỹ da

Đèn LED là gì?

LED là chữ viết tắt của Light Emitting Diodes, là ánh sáng phát ra từ đèn bán dẫn. LED hoạt động bằng cách đưa năng lượng được tạo ra từ đèn vào các lớp của da. Ánh sáng LED có nhiều màu khác nhau và cung cấp những tác dụng nhất định trong điều trị thẩm mỹ.

Màu sắc phát ra của đèn LED được tạo ra bởi dải khe giữa các chất liệu bán dẫn khác nhau dùng chế tạo nên diode. Các màu phổ biến là màu đỏ, xanh lá, vàng và xanh dương.

Ứng dụng ánh sáng đèn LED trong thẩm mỹ da
Ứng dụng ánh sáng đèn LED trong thẩm mỹ da

Cơ chế tác dụng của chăm sóc da bằng đèn LED

Chăm sóc da bằng ánh sáng đèn LED là phương pháp trị liệu không xâm lấn. Khi chiếu ánh sáng đèn LED trên da, các photon của bước sóng ánh sáng được hấp thụ bởi chromophore trong cơ thể dẫn đến xảy ra các phản ứng tế bào. Ánh sáng đèn LED tác dụng chính trên ty thể, gây ra tổng hợp Adenosine triphosphate (ATP) trong tế bào, điều hòa các loại phản ứng oxy hóa (ROS) và kích thích số lượng nhân tố phiên mã di truyền dẫn đến các phản ứng bên trong tế bào, cụ thể là tăng lưu lượng máu và oxy hóa mô, điều hòa cytokines, các yếu tố tăng trưởng và những chất trung gian hóa học trong phản ứng viêm, tạo nên hiệu ứng sinh học.

Ứng dụng ánh sáng đèn LED trong thẩm mỹ da
Ứng dụng ánh sáng đèn LED trong thẩm mỹ da

Bên cạnh đó,  loại phản ứng thứ hai giữa các photon ánh sáng và các chromophores được gọi là Liệu pháp quang trị liệu (PDT). Dựa theo nguồn gốc chromophores, phản ứng PDT được phân loại thành phản ứng có chromophores ngoại sinh và chromophores nội sinh. Trong đó, liệu pháp quang trị liệu sử dụng chromophores nội sinh được ứng dụng trong điều trị mụn trứng cá. Cụ thể, vi khuẩn Cutibacterium acnes gây bệnh mụn trứng cá có khả năng sản sinh coproporphyrin II trong chu trình trao đổi chất tự nhiên của nó. Loại porphyrins này nhạy cảm với ánh sáng nhìn thấy với đỉnh hấp thu là bước sóng 415 nm. Sự hấp thụ của porphyrins này với photon ánh sáng gây tác dụng tạo các gốc oxy tự do. Từ đó gây tổn thương thành tế bào của vi khuẩn và thay đổi trong gradient pH qua màng tế bào dẫn đến sự chết theo thương trình tế bào.

Công dụng của các màu của đèn LED và ứng dụng trong các vấn đề thẩm mỹ da

  • Ánh sáng xanh với bước sóng khoảng 400-470nm, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá, hạn chế phản ứng viêm.
  • Ánh sáng tím với bước sóng khoảng 445-660nm, có tác dụng diệt vi khuẩn gây mụn, giảm viêm, giảm thâm.
  • Ánh sáng đỏ với bước sóng khoảng 630-750nm, có tác dụng giảm viêm, kích thích nguyên bào sợi sản sinh collagen và elastine, mang lại hiệu quả trẻ hoá da, làm mờ nếp nhăn, săn chắc da, phục hồi da.
  • Ánh sáng vàng với bước sóng khoảng 560-590nm, có tác dụng giảm bầm, làm sáng da, phục hồi da nhạy cảm hoặc sau thực hiện các thủ thuật xâm lấn.
Ứng dụng ánh sáng đèn LED trong thẩm mỹ da
Ứng dụng ánh sáng đèn LED trong thẩm mỹ da

Chỉ định của đèn LED trong các vấn đề thẩm mỹ da

Đèn LED được ứng dụng rộng rãi với nhiều chỉ định đa dạng như trong điều trị mụn trứng cá, trứng cá đỏ, vảy nến, trẻ hóa da, giảm các phản ứng viêm, hỗ trợ quá trình lành thương, kích thích mọc tóc.

Ưu điểm của ánh sáng LED là gì?

  • Ánh sáng đèn LED phát ra ánh sáng có bước sóng phổ hẹp, có đỉnh năng lượng thấp. Do vậy, chăm sóc và điều trị da với ánh sáng đèn LED là một quá trình điều trị an toàn, không đau, không xâm lấn, không gây bỏng, không gây tổn thương bề mặt da, thích hợp cho mọi loại da, không gây tác dụng phụ cũng như không mất thời gian nghỉ dưỡng.
  • Trị liệu với ánh sáng đèn LED có thể được chỉ định trên nhiều vùng cơ thể như mặt, ngực, lưng, tứ chi. Thời gian chiếu mỗi lần khoảng 15-20 phút. Tần suất chiếu ánh sáng đèn LED khoảng 1-2 lần/ tuần. Đèn LED không phát ra tia cực tím gây hại cho da, do đó, điều trị đèn LED thích hợp để sử dụng thường xuyên.
  • Liệu pháp ánh sáng đèn LED có thể kết hợp với hầu hết các kỹ thuật điều trị khác, nhằm rút ngắn thời gian và tăng cường hiệu quả điều trị.
Ứng dụng ánh sáng đèn LED trong thẩm mỹ da
Ứng dụng ánh sáng đèn LED trong thẩm mỹ da

Những lưu ý khi điều trị với ánh sáng đèn LED

  •  Phụ nữ mang thai, người đang dùng các loại thuốc hoặc có các bệnh lý gây nhạy cảm ánh sáng nên thận trọng khi sử dụng phương pháp điều trị với đèn LED.
  • Người được điều trị nên được che mắt trong quá trình chiếu đèn LED.
  • Chọn lựa cơ sở có trang bị đèn LED đạt chuẩn, có công suất, cường độ ánh sáng chiếu ổn định nhằm đạt được hiệu quả điều trị. Các thiết bị đèn LED cầm tay hoặc điều trị tại nhà với công suất thấp thường có hiệu quả không cao so với các thiết bị điều trị chuyên nghiệp. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Da liễu trước khi sử dụng các thiết bị ánh sáng đèn LED tại nhà, đồng thời đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất nhằm hạn chế nguy cơ bị đỏ da, sưng nề, thậm chí xuất huyết, mụn nước, bỏng…
  • Cần nhiều lần điều trị để đạt được tác dụng mong muốn.
  • Cần thiết điều trị duy trì để kéo dài kết quả đạt được.

Những lưu ý trong chăm sóc sau điều trị với ánh sáng đèn LED

Đây là phương thức điều trị không xâm lấn nên người được điểu trị hoàn toàn có thể chăm sóc da theo chu trình bình thường ngay sau điều trị. Lưu ý chống nắng và tránh nắng tốt, duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, uống đủ nước, ngủ đủ giấc.

Ban biên tập ghi chú theo chia sẻ của Bác sĩ:

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách để được nhận tư vấn kịp thời





    Dịch vụ
    Bác sĩ
    Tin tức
    Search
    Liên hệ
    Explore
    Drag