Search

Thuốc sinh học trong điều trị vảy nến

Thuốc sinh học là gì?

Thuốc sinh học là một phương pháp mới trong điều trị vảy nến. Thuốc sinh học có khả năng nhắm trúng đích thành phần rối loạn của hệ miễn dịch gây nên bệnh vảy nến từ đó điều trị bệnh hiệu quả và hạn chế được ảnh hưởng lên gan, thận và các cơ quan khác như các điều trị cổ điển.

Các loại thuốc sinh học

Thuốc sinh học trong điều trị vảy nến
Thuốc sinh học trong điều trị vảy nến

Các loại thuốc sinh học được chấp thuận để điều trị vảy nến như:

  • Infliximab (Remicade®): bệnh nhân vảy nến >18 tuổi, viêm khớp vảy nến 
  • Bimekizumab (Bimzelx®)
  • Etanercept (Enbrel®): bệnh nhân vảy nến >4 tuổi, viêm khớp vảy nến
  • Adalimumab (Humira®): bệnh nhân vảy nến >4 tuổi, viêm khớp vảy nến
  • Ustekinumab (Stelara®): bệnh nhân vảy nến >18 tuổi, viêm khớp vảy nến
  • Secukinumab (Cosentyx®), vảy nến và viêm khớp vảy nến 
  • Ixekizumab (Taltz®)
  • Brodalumab (Siliq®)
  • Guselkumab (Tremfya®)
  • Tildrakizumab (Ilumya®)
  • Risankizumab (Skyrizi®).

Tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM, bệnh nhân vảy nến đang được điều trị với thuốc Ustekinumab (Stelara®) một loại thuốc kháng IL-12 và IL-23 trong cơ chế bệnh sinh của vảy nến, bằng đường tiêm dưới da. Sắp tới đây, bệnh viện sẽ triển khai thêm một loại thuốc sinh học nữa là Guselkumab (Tremfya®) ức chế chuyên biệt  IL-23, bằng đường tiêm dưới da.

Thuốc sinh học trong điều trị vảy nến
Thuốc sinh học trong điều trị vảy nến

Thuốc sinh học được chỉ định chính trong điều trị vảy nến thể mảng trung bình – nặng, viêm khớp vảy nến và vảy nến không đáp ứng với Methotrexate. Tuy nhiên, một số trường hợp khác cũng sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc sinh học dựa vào đặc điểm lâm sàng và sự ảnh hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống. Với nhiều bệnh nhân, điều trị với thuốc sinh học thay đổi cuộc sống của họ khi thuốc kiểm soát được các triệu chứng của bệnh sau khi các điều trị cổ điển thất bại.

Thuốc sinh học ngăn chặn các phản ứng trong cơ thể gây ra bệnh vảy nến và các triệu chứng. Với viêm khớp vẩy nến, thuốc sinh học có thể ngăn chặn các cơn đau, cứng và sưng khớp, đồng thời ngăn viêm khớp vảy nến diễn tiến nặng hơn hơn và gây ra nhiều tổn thương hơn cho khớp.

Tính an toàn và hiệu quả của thuốc sinh học

Tính an toàn:

Nhiễm trùng nặng là vấn đề cần được lưu ý nhất khi điều trị với thuốc sinh học. Vì lý do này, các bác sĩ da liễu sẽ sàng lọc cẩn thận từng bệnh nhân trước khi quyết định dùng thuốc sinh học.

Bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm trước điều trị bao gồm xét nghiệm máu và xét nghiệm vi trùng lao (TB). Một số xét nghiệm khác sẽ được chỉ định trong các trường hợp cụ thể.

Thuốc sinh học trong điều trị vảy nến
Thuốc sinh học trong điều trị vảy nến

Hiệu quả: 

Các nghiên cứu cho thấy rằng các thuốc sinh học điều trị vảy nến và viêm khớp vảy có hiệu quả cao. Đối với bệnh nhân vảy nến từ trung bình đến nặng hoặc viêm khớp vảy nến, thuốc sinh học là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện có.

Thuốc sinh học sẽ hiệu quả hơn khi được duy trì liên tục. Dừng lại và bắt đầu lại có thể làm mất tác dụng của thuốc sinh học và đôi khi gây ra một số tác dụng phụ nhất định.

Một loại thuốc sinh học cũng có thể mất hiệu quả điều trị sau khi dùng một thời gian. Khi đó, một thuốc sinh học khác được dùng để thay thế.

Mặc dù thuốc sinh học có thể mất tác dụng theo thời gian, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng đối với nhiều người, thuốc sinh học vẫn là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn trong thời gian dài.

Thời gian dùng thuốc sinh học

Thuốc sinh học có thể sử dụng lâu dài với tính an toàn cao để kiểm soát các triệu chứng của bệnh vảy nến.

Thuốc sinh học trong điều trị vảy nến
Thuốc sinh học trong điều trị vảy nến

Cách sử dụng thuốc sinh học 

Tuỳ theo loại thuốc, nhưng hầu hết các thuốc sẽ được dùng qua đường tiêm hoặc truyền dịch. Ví dụ: Infliximab được dùng qua đường truyền dịch.

Tần suất bạn dùng thuốc sinh học thay đổi từ 2 lần/tuần đến mỗi 3 tháng 1 lần. 

Tại Bệnh viện Đại Học Y Dược, thuốc được dùng là Ustekinumab (Stelara®) qua đường tiêm dưới da với tần suất mũi 1 cách mũi 2 là 1 tháng, sau đó duy trì tiêm 1 lần mỗi 3 tháng,

Tác dụng phụ của thuốc sinh học 

Hầu hết các tác dụng phụ là nhẹ và không khiến bệnh nhân ngừng dùng thuốc. Một số tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Phản ứng da nơi tiêm thuốc
  • Các triệu chứng giống như cúm
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Đau đầu

Tuy nhiễn dữ kiện lâm sàng cho thấy, tỷ lệ các tác dụng phụ này không cao hơn các thuốc vảy nến điều trị cổ điển lâu nay.

Câu Hỏi Thường Gặp (FAQs) về Thuốc Sinh Học trong Điều Trị Vảy Nến:

Thuốc sinh học trong điều trị vảy nến
Thuốc sinh học trong điều trị vảy nến
  1. Thuốc sinh học là gì và làm thế nào chúng hoạt động trong điều trị vảy nến?
    • Thuốc sinh học là các loại thuốc được sử dụng để điều trị vảy nến bằng cách nhắm vào thành phần rối loạn của hệ miễn dịch, giúp kiểm soát triệu chứng và hạn chế tổn thương cho cơ thể.
  2. Có những loại thuốc sinh học nào được sử dụng trong điều trị vảy nến?
    • Các loại thuốc sinh học phổ biến được sử dụng trong điều trị vảy nến bao gồm Infliximab, Etanercept, Adalimumab, Ustekinumab, Secukinumab, và nhiều loại khác.
  3. Thuốc sinh học được chỉ định cho những bệnh nhân nào?
    • Thuốc sinh học thường được chỉ định cho bệnh nhân vảy nến có mức độ trung bình đến nặng, cũng như cho những trường hợp không phản ứng với các phương pháp điều trị truyền thống.
  4. Thuốc sinh học có tác dụng như thế nào trong việc kiểm soát triệu chứng của vảy nến?
    • Thuốc sinh học giúp ngăn chặn các phản ứng miễn dịch gây ra vảy nến và các triệu chứng như đau, sưng, và viêm khớp.
  5. Có những biểu hiện nào cho thấy thuốc sinh học không còn hiệu quả?
    • Thuốc sinh học có thể không còn hiệu quả nếu bệnh nhân cảm thấy triệu chứng trở lại sau một thời gian dài sử dụng hoặc nếu có dấu hiệu của tác dụng phụ nặng.
  6. Thuốc sinh học có an toàn để sử dụng trong thời gian dài không?
    • Thuốc sinh học thường được sử dụng lâu dài với tính an toàn cao, nhưng cần theo dõi chặt chẽ và thực hiện các xét nghiệm định kỳ để đảm bảo không xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
  7. Có cần phải dừng thuốc sinh học khi cảm thấy triệu chứng giảm đi?
    • Không nên dừng thuốc sinh học một cách đột ngột khi cảm thấy triệu chứng giảm đi. Việc dừng thuốc mà không được sự hướng dẫn của bác sĩ có thể khiến triệu chứng tái phát.
  8. Thuốc sinh học có tác dụng phụ nào cần lưu ý?
    • Một số tác dụng phụ nhẹ của thuốc sinh học có thể bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp, phản ứng da tại điểm tiêm, cảm giác mệt mỏi, và đau đầu.
  9. Làm thế nào để duy trì hiệu quả của thuốc sinh học?
    • Để duy trì hiệu quả của thuốc sinh học, bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn về liều lượng và thời gian sử dụng, cũng như thực hiện các cuộc kiểm tra định kỳ.
  10. Có cần thiết phải thực hiện các xét nghiệm trước khi sử dụng thuốc sinh học?
    • Đúng, các xét nghiệm trước điều trị, như xét nghiệm máu và xét nghiệm vi trùng lao (TB), thường được yêu cầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc sinh học.

Ban biên tập ghi chú theo chia sẻ của Bác sĩ:

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách để được nhận tư vấn kịp thời





    Explore
    Drag