Search

Hói đầu – rất khó ngụy trang

Quả thật bệnh hói đầu luôn làm các ông lo lắng bởi nó làm ảnh hưởng đến sự tự tin của đấng mày râu, nhất là những đấng mày râu bước sang độ tuổi 40 – 50. Vậy bệnh hói đầu có xảy ra theo tuổi tác không?

Hói đầu không phải là một bệnh mà có thể tạm gọi là chứng hói đầu. Đây là một rối loạn liên quan đến nhiều gene, làm cho tăng nồng độ nội tiết tố androgen (đây là một loại nội tiết tố sinh dục nam, phụ nữ cũng có androgen nhưng số lượng ít hơn) hoặc tăng mức độ hoạt động của androgen tại da và tóc.

Đây là một hiện tượng diễn tiến chậm, từ từ, xảy ra trong thời gian dài, với các sợi tóc mỏng dần và rụng từ vùng trán-thái dương đến vùng đỉnh hoặc chỉ tại vùng đỉnh. Biểu hiện có thể bắt đầu từ 12 – 40 tuổi và r nhất l trước 50 tuổi.

Hói đầu - Cách điều trị & phòng ngừa hiệu quả?
Hói đầu – Cách điều trị & phòng ngừa hiệu quả?

1. Bệnh hói đầu có phải là bệnh lý tự nhiên về lứa tuổi và có phải nó chỉ xảy ra đối với nam giới?

Chứng hói đầu có nguyên nhân di truyền liên quan đến nội tiết tố androgen (hiện diện ở nam nhiều hơn nữ). Do đó có thể xảy ra trên cả hai phái. Ở nam các sợi tóc mỏng và rụng dần từ vùng trán-thái dương đến vùng đỉnh (hói đầu kiểu nam).

Ở nữ, rụng tóc chỉ tại vùng đỉnh và chừa vùng trán-thái dương (hói đầu kiểu nữ). Rất nhiều người bị hói khi được hỏi “trong gia đình có ai bị như vậy không?” thì đa số sẽ trả lời là “không có”. Tuy nhiên đây không phải là một hiện tượng tự nhiên về lứa tuổi mà là một sự thừa hưởng ngoài ý muốn từ những thế hệ cha ông của người ấy.

Hói đầu ở nam - Cách điều trị & phòng ngừa hiệu quả?
Hói đầu ở nam – Cách điều trị & phòng ngừa hiệu quả?

Các sợi tóc mỏng và rụng dần, thường trên da đầu có dầu, diễn tiến rất chậm tính theo đơn vị năm. Do đó lúc đầu hiện tượng này xảy ra một cách kín đáo. Ở nam, lộ dần da đầu bắt đầu từ vùng trán-thái dương. Ở nữ, bắt đầu nhìn thấy ở vùng da đỉnh đầu khi rẽ ngôi. Diễn tiến càng về sau sẽ thấy vùng da đầu tại các vị trí bị ảnh hưởng trở nên bóng láng, không còn lỗ chân tóc. Tuy nhiên hói đầu kiểu nữ khác kiểu nam. Phụ nữ thường có tóc thưa thớt chứ không có những mảng hói hoàn toàn.

Bởi vì có liên quan đến nhiễm sắc thể sinh dục, cho nên hói dầu kiểu nữ còn có thể gặp ở những đối tượng như sau khi sinh, sau vài tháng ngưng dùng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế nhiễm sắc thể, hay trong thời kỳ mãn kinh. Như vậy hói đầu ở nam hay nữ đều nặng dần theo thời gian là vì sự thay đổi nhiễm sắc thể và sự giảm dần sức sống của nang tóc theo lứa tuổi. Do đó cho chúng ta có cảm giác rằng chứng hói đầu là bất thường tự nhiên theo lứa tuổi.

2. Chứng hói đầu do đâu và nó có nói lên điều gì về tình trạng sức khỏe của chúng ta?

Chứng hói đầu có nguyên nhân di truyền, liên quan đến nồng độ hoặc mức độ hoạt động của nội tiết tố sinh dục nam androgen.

Trong một nghiên cứu gần đây được thực hiện trên những người đàn ông khoảng 45 tuổi bị chứng hói đầu đã phát hiện ra rằng những người có trán hói có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn đôi chút so với những người không bị rụng tóc, chỗ hói càng lớn thì nguy cơ càng cao, những người có đỉnh hói có nguy cơ cao về tăng lượng cholesterol trong máu hoặc tăng huyết áp.

Hói đầu ở nam - Cách điều trị & phòng ngừa hiệu quả?
Hói đầu ở nam – Cách điều trị & phòng ngừa hiệu quả?

Ở phụ nữ bị hói đầu, nếu kèm rậm lông, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, mụn trứng cá nặng… thì đa số là do rối loạn nội tiết tố trong hội chứng cường androgen. Hội chứng này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân như hội chứng buồng trứng đa nang, u hoặc tăng sản tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, một số thuốc uống như thuốc chống động kinh, kháng insulin…

3. Cách phòng tránh bệnh hói đầu? Hiện nay có thuốc nào đặc trị về bệnh này?

Không thể phòng tránh tận gốc chứng hói đầu. Nhưng đối với những sợi tóc đang đang đứng trước nguy cơ “kêu cứu” thì chúng ta có thể chú ý những phương pháp giúp hạn chế rụng tóc như sau:

  • Gội đầu: dùng dầu gội nhẹ – êm dịu 2 – 3 lần/tuần, dầu gội trị gàu thích hợp khi có gàu, dầu gội dành cho da nhờn khi có nhiều dầu trên da đầu và tăng số lần gội trong tuần lên cho đến khi tình trạng da bình thưòng trở lại, không thay đổi nhiều loại dầu gội liên tục trong thời gian ngắn
  • Massage da đầu hằng ngày nhẹ nhàng, bằng lược răng thưa hoặc các đầu ngón tay
  • Không nhuộm, uốn tóc, tránh những kiểu tóc gây căng da đầu và chân tóc trong thời gian dài
  • Chú ý chế độ ăn: chế độ ăn có vai trò 25% trong phục hồi tóc rụng đối với người trẻ. Đặc biệt trên phụ nữ, 20% dễ bị thiếu sắt do vấn đề kinh nguyệt, làm cho tóc dễ rụng hơn. Các chất cần thiết cho tóc phát triển là sắt, biotin, kẽm, đạm. Chúng có thể được cung cấp qua chế độ ăn hoặc thuốc uống.
Hói đầu ở nữ - Cách điều trị & phòng ngừa hiệu quả?
Hói đầu ở nữ – Cách điều trị & phòng ngừa hiệu quả?

4. Các phương thức đặc trị bệnh:

Cùng với sự tiến bộ của y học, những người mắc chứng hói đầu hãy lạc quan hơn!

  1. Chúng ta có nhiều nhóm thuốc tại chỗ hoặc toàn thân điều trị trực tiếp cơ chế gây hói đầu như Minoxidil, Finasteride, Spironolactone… Việc dùng thuốc uống phải theo chỉ định của bác sỹ và tùy trên đối tượng giới tính. Riêng thuốc xịt tại chỗ Minoxidil 2 – 5% có thể dùng cho cả hai phái, giúp tóc giảm rụng sau 2 – 4 tháng và mọc lại dần sau 6 – 12 tháng, tuy nhiên cũng có một số nguy cơ nên cần theo dõi sử dụng bởi bác sĩ chuyên khoa Da Liễu.
  2. Cấy tóc: không áp dụng cho nữ
  3. Hỗ trợ dưỡng chất cần thiết cho tóc thông qua đường uống hoặc đưa trực tiếp vào da đầu
  4. Kích thích mọc tóc bằng các loại ánh sáng trị liệu

 

Ban biên tập ghi chú theo chia sẻ của Bác sĩ:

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách để được nhận tư vấn kịp thời





    Explore
    Drag