Chàm tổ đỉa là một trong những bệnh lý da mạn tính phổ biến, thường tái phát, ảnh hưởng đến khoảng 5-20% trong tổng số bệnh viêm da bàn tay. Bệnh này thường xuất hiện dưới dạng các mụn nước sâu, kích thước từ 1-2mm, chứa dịch ở các vùng như cạnh ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gây ra cảm giác ngứa khó chịu, thúc đẩy người bệnh cào gãi, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Biểu Hiện Lâm Sàng của Chàm Tổ Đỉa
Khi các mụn nước vỡ ra, để lại các mảng hồng ban, tróc vảy, đôi khi nứt nẻ, gây chảy máu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, làm giảm sự tự tin và cản trở trong giao tiếp của người bệnh.
Nguyên Nhân Gây Chàm Tổ Đỉa
Bệnh không lây truyền từ người này sang người khác. Nguyên nhân gây chàm tổ đỉa phức tạp, đa dạng, do sự phối hợp của nhiều yếu tố. Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân có tiền căn bản thân hoặc gia đình mắc các bệnh lý dị ứng gồm viêm da cơ địa, mày đay, viêm mũi dị ứng, hen suyễn…, ở những người thường xuyên làm việc trong môi trường nóng ẩm, tiếp xúc với hóa chất và chất tẩy rửa, các kim loại như cobalt, nickel, các yếu tố trong không khí như khói thuốc, lông chó mèo, bụi, mạt nhà hoăc ở người có các triệu chứng rối loạn thần kinh giao cảm.
Chẩn Đoán và Điều Trị
Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng. Hiếm trường hợp cần phải sinh thiết để chẩn đoán xác định.
Viêc điều trị bao gồm kiểm soát triệu chứng trong giai đoạn cấp và chăm sóc da ở giai đoạn duy trì. Ở giai đoạn cấp, việc điều trị dựa trên mức độ nặng của sang thương, được đánh giá dựa vào số lượng mụn nước, mức độ đỏ da, mức độ ngứa, mức độ bong vảy, diện tích da bị tổn thương. Các thuốc thoa có chứa corticosteroids hoặc ức chế calcineurine được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình.
Trong các trường hợp nặng hoặc có tình trạng bội nhiễm, kháng sinh và kháng viêm được chỉ định. Bên cạnh đó, khi sang thương rỉ dịch, đóng mài, người bệnh cần ngâm rửa vùng da bệnh trong các dung dịch có tính sát khuẩn, giúp hỗ trợ làm nhanh khô mụn nước như thuốc tím pha loãng, dung dịch xanh methylene chấm tại vùng mụn nước. Thuốc kháng histamine được chỉ định nhằm giảm ngứa, giúp cải thiện giấc ngủ của người bệnh. Liệu pháp ánh sáng hoặc thuốc sinh học được cân nhắc và chỉ định trong những trường hợp bệnh nặng, tái phát thường xuyên, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Tái phát chàm tổ đỉa
Bệnh thường tái phát nếu người bệnh vẫn còn tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Do vậy, một trong những yếu tố quan trọng giúp kiểm soát bệnh là tránh tiếp xúc với các dị ứng nguyên gây kích hoạt phản ứng viêm. Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì chế độ ăn đầy đủ, cân bằng bao gồm các vitamin, chất chống oxy hóa, hạn chế các thức ăn có thể gây dị ứng như đồ biển, trứng, đậu phộng, đậu nành, thực phẩm lên men, đeo găng tay hai lớp gồm lớp cotton bên trong, lớp cao su bên ngoài khi phải tiếp xúc với các dung dịch hóa chất có tính tẩy rửa.
Lưu ý sinh hoạt khi bị chàm tổ đỉa
Tuyệt đối tránh cào gãi, chà xát vùng da bệnh. Chọn sử dụng những loại giầy dép, găng tay có chất liệu khô thoáng, thấm hút mồ hôi tốt. Việc duy trì thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên là điều cần thiết, giúp phục hồi độ ẩm và hàng rào bảo vệ da. Nên chọn các loại dưỡng ẩm có chứa hoạt chất như ceramide, glycerine, hyaluronic acid,…, thoa kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày, thoa ngay sau khi rửa tay. Không dùng các sản phẩm rửa tay có xà phòng, có chứa các hoạt chất sodium laureth sulfate, có tính kiềm, vì các sản phẩm này sẽ làm rửa trôi lớp lipid tự nhiên trên da, khiến da khô hơn và dễ bị kích ứng, dị ứng.
Đặc điểm lâm sàng
Diễn tiến, đặc điểm lâm sàng cũng như các yếu tố gây khởi phát hoặc làm trầm trọng bệnh tổ đĩa khác nhau ở mỗi cá thể. Do đó, khi có triệu chứng, người bệnh cần đến khám tại bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán chính xác và đánh giá mức độ nặng của bệnh, cũng như được tư vấn các phương pháp chăm sóc và phòng ngừa phù hợp, nhằm hạn chế sự tái phát của bệnh.
Kết Luận:
Chàm tổ đỉa là một bệnh lý da phổ biến có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, thông qua việc áp dụng các biện pháp phòng tránh và điều trị đúng đắn, bệnh có thể được kiểm soát và giảm thiểu tác động.
Quan trọng nhất, việc tìm kiếm sự hỗ trợ và tư vấn từ các chuyên gia y tế là chìa khóa để đối phó hiệu quả với chàm tổ đỉa. Bằng cách này, người bệnh có thể tiếp tục hưởng một cuộc sống khỏe mạnh và thoải mái.
Hãy nhớ rằng việc chăm sóc da và tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị là quan trọng để giảm thiểu sự ảnh hưởng của bệnh và duy trì sức khỏe tổng thể.
FAQs (Câu Hỏi Thường Gặp)
- Chàm tổ đỉa có lây truyền không?
- Không, chàm tổ đỉa không lây truyền từ người này sang người khác.
- Nguyên nhân gây chàm tổ đỉa là gì?
- Nguyên nhân có thể do tiền căn, môi trường làm việc, tiếp xúc với hóa chất, và di truyền.
- Làm thế nào để chẩn đoán chàm tổ đỉa?
- Chẩn đoán chủ yếu dựa trên lịch sử bệnh và quan sát lâm sàng, hiếm khi cần thiết phải sinh thiết.
- Phương pháp điều trị chàm tổ đỉa là gì?
- Điều trị thường bao gồm sử dụng thuốc thoa chứa corticosteroids hoặc ức chế calcineurine.
- Chàm tổ đỉa có thể tái phát không?
- Có, chàm tổ đỉa có thể tái phát nếu tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh.
- Có cách nào để ngăn chặn tái phát chàm tổ đỉa không?
- Tránh tiếp xúc với các dị ứng gây kích ứng, duy trì chế độ ăn đầy đủ và sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm.
- Việc thoa kem dưỡng ẩm có giúp không?
- Có, việc thoa kem dưỡng ẩm giúp phục hồi độ ẩm và hàng rào bảo vệ da.
- Chàm tổ đỉa có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày không?
- Có, chàm tổ đỉa có thể gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Có cần phải thăm bác sĩ khi có dấu hiệu của chàm tổ đỉa không?
- Nếu triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng, nên thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Chàm tổ đỉa có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
- Mặc dù chàm tổ đỉa có thể kiểm soát được, nhưng có thể tái phát nếu không duy trì các biện pháp phòng ngừa.