Search

Vết thương kiến ba khoang đốt sẽ trông như thế nào cách xử lý nhanh để tranh lây lan

Vết thương do kiến ba khoang thường xuất hiện dưới dạng các nốt đỏ, mụn nước, gây ngứa ngáy và khó chịu. Nếu không được xử lý đúng cách, vết thương có thể lan rộng và để lại sẹo. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vết thương do kiến ba khoang và cung cấp những biện pháp xử lý hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết kiến ba khoang cắn

Khi tiếp xúc với chất dịch do kiến khoang ba tiết ra, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Vùng da hở như mặt, cổ, tay, chân, ngực, lưng có thể bị viêm.
  • Vết thương thường đỏ, nổi mẩn thành từng đám hoặc vệt dài, hơi sưng lên theo hướng tiếp xúc. Trên vùng da tổn thương có thể xuất hiện các mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti, kèm theo vùng lõm hình tròn hoặc bầu dục màu vàng nâu.
  • Chạm hoặc gãi vết thương sẽ khiến tình trạng viêm da lây lan sang vùng da khỏe mạnh xung quanh, nhất là ở các nếp gấp.
  • Người bị kiến ba khoang cắn thường cảm thấy ngứa ngáy, rát bỏng tại chỗ. Trong trường hợp tổn thương nghiêm trọng, lan rộng, người bệnh có thể bị sốt nhẹ và sưng hạch bạch huyết, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Người bị kiến ba khoang cắn thường cảm thấy ngứa ngáy, rát bỏng tại chỗ

Tác hại khi bị kiến ba khoang đốt

Kiến ba khoang thường không chủ động cắn hoặc đốt con người, nhưng chất dịch tiết ra từ cơ thể chúng chứa một độc tố mạnh có tên là pederin. Chất này thuộc nhóm alkaloid và có khả năng gây ra các tổn thương da nghiêm trọng như phồng rộp, bỏng rát, đau đớn, thường xuất hiện sau khoảng 24h kể từ khi tiếp xúc.

Việc chạm vào kiến ba khoang và sau đó vô tình chạm vào các vùng da khác có thể khiến pederin lây lan, gây viêm da trên diện rộng. Mặc dù không gây nguy hiểm tính mạng nhưng nếu pederin tiếp xúc với các vùng da mỏng manh như bộ phận sinh dục, mặt, mắt, đặc biệt là mi mắt và vùng da xung quanh thì có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm giác mạc và có thể gây suy giảm thị lực.

Vết thương kiến ba khoang đốt qua từng giai đoạn

Vết cắn của kiến ba khoang gây ra một loạt các phản ứng trên da, biểu hiện qua từng giai đoạn như sau:

  • Khi bị dính chất độc từ kiến ba khoang, người bệnh sẽ cảm nhận sự châm chích và khó chịu nhẹ trên da.
  • Từ 6 – 8 tiếng sau đó, vùng da tiếp xúc sẽ ửng đỏ hoặc nổi mẩn.
  • Trong khoảng thời gian từ 12-24 giờ, các tổn thương đặc trưng sẽ lộ rõ.
  • Khoảng 3 ngày sau, cảm giác bỏng rát thuyên giảm và da bắt đầu tróc vảy.
  • Các lớp vảy sẽ tự động rụng hết trong vòng 5-7 ngày, nhưng có khả năng để lại sẹo thâm trên da.

Sau 6 - 8 bị kiến ba khoang đốt, vùng da tiếp xúc sẽ ửng đỏ hoặc nổi mẩn.

Lưu ý: Cần phân biệt tổn thương da do kiến 3 khoang gây ra với các bệnh lý da liễu khác, nhất là bệnh Zona thần kinh. Zona thường xảy ra ở những người đã từng mắc thủy đậu với biểu hiện ban đầu là cảm giác đau dọc theo dây thần kinh ở một bên cơ thể, tại vùng da chuẩn bị xuất hiện tổn thương. Dấu hiệu nhận biết Zona là các cụm mụn nước nhỏ, lõm ở giữa, mọc thành dải hoặc từng cụm dọc theo một phía của cơ thể.

Cách xử trí ban đầu khi bị kiến ba khoang đốt

Xử lý khi tiếp xúc với kiến ba khoang

Nếu gặp kiến ba khoang, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:

  • Loại bỏ kiến: Ngay khi nhìn thấy kiến khoang, bạn hãy dùng biện pháp thổi nhẹ hoặc dùng vật dụng hỗ trợ (ví dụ: giấy, bao tay) để gạt bỏ chúng, tuyệt đối tránh việc dùng tay không để bắt, nghiền nát hoặc chà xát chúng lên da.
  • Rửa vùng da tiếp xúc: Nếu kiến đã tiếp xúc với da, bạn rửa ngay vùng da đó bằng nước sạch hoặc dung dịch muối sinh lý.
  • Ngăn ngừa lây lan: Cần cẩn trọng không để bàn tay hoặc bất kỳ vật gì đã chạm vào kiến tiếp xúc với những vùng da khác trên cơ thể.
  • Theo dõi và xử lý ban đầu: Nếu cảm thấy bỏng rát, hãy rửa bằng nước muối pha loãng hoặc xà phòng. Quan sát kỹ vùng da bị ảnh hưởng và đến gặp bác sĩ da liễu nếu cần thiết.
  • Vệ sinh quần áo, vật dụng: Khi phát hiện kiến ba khoang trên quần áo hoặc vật dụng cá nhân, cần giặt sạch ngay để loại bỏ độc tố pederin.

Hướng dẫn chăm sóc da sau khi chạm vào kiến khoang

  • Bước 1: Rửa kỹ vùng da bị kiến ba khoang tiếp xúc.
  • Bước 2: Đối với vết thương nhẹ, bạn thoa kem mỡ theo chỉ định của bác sĩ (4-6 lần/ngày). Trường hợp vết thương nghiêm trọng kèm theo sốt hoặc khó chịu, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.
  • Bước 3: Khi vết thương bắt đầu hồi phục, các sản phẩm có thành phần từ nghệ có thể hỗ trợ giảm thiểu sẹo.
  • Bước 4: Duy trì chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để hỗ trợ quá trình lành da.

Các sản phẩm có thành phần từ nghệ có thể hỗ trợ giảm thiểu sẹo do kiến ba khoang

Những lưu ý đối với vết cắn kiến ba khoang

  • Không tự ý bôi thuốc: Tránh sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi nào lên vết cắn mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh mẹo dân gian: Tuyệt đối tránh áp dụng các bài thuốc truyền miệng như đắp gạo, đậu, kem đánh răng hoặc lá cây lên vết thương, vì có thể gây nhiễm trùng và làm tình trạng nghiêm trọng hơn
  • Không gãi: Việc gãi sẽ khiến vết thương lan rộng, độc tố phát tán và gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Xử lý khi kiến cắn vào mắt: Nếu kiến ba khoang rơi vào mắt, hãy dùng dụng cụ sạch như tăm bông gắp nhẹ nhàng con kiến ra, tránh làm vỡ kiến. Rửa mắt kỹ bằng nước sạch hoặc dùng tăm bông thấm nước lau nhẹ nhàng. Sau đó, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
  • Xử lý khi trẻ bị cắn: Khi trẻ bị kiến cắn, cần rửa ngay vùng da tiếp xúc với nước sạch và đưa trẻ đến bệnh viện hoặc phòng khám để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Không nên tự ý chữa trị tại nhà.
  • Vệ sinh nhẹ nhàng: Trong quá trình vệ sinh cá nhân, hãy thao tác nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương để tránh làm vết thương nặng hơn.
  • Quan sát và thăm khám: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của vết cắn. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn hãy đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Khi nào cần phải gặp bác sĩ?

Triệu chứng thường gặp sau khi tiếp xúc với kiến ba khoang là da bị kích ứng, tấy đỏ và nóng rát. Những biểu hiện này thường tự biến mất trong trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, nếu vùng da tổn thương nghiêm trọng, kèm theo cảm giác đau nhức dai dẳng, bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu ngay lập tức. Việc thăm khám và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng như sẹo xấu hoặc nhiễm trùng.

Câu hỏi thường gặp ?

Kiến ba khoang sợ gì nhất?

Do bản chất là loài côn trùng, kiến ba khoang rất kỵ những mùi nồng như cây sả, dạ hương, bạc hà,… Trồng các loại cây này xung quanh nhà, đặc biệt là ở khu vực đô thị đông đúc với nhiều ánh đèn thu hút côn trùng, có thể giúp đuổi chúng đi. Tuy nhiên, ở thành phố, do thiếu vắng thiên địch tự nhiên của kiến ba khoang nên nếu lạm dụng các loại bình xịt côn trùng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất vẫn là duy trì vệ sinh sạch sẽ, bố trí nhà cửa gọn gàng và trồng cây có tác dụng xua đuổi côn trùng.
Mùa kiến ba khoang là khi nào?

Sự phát triển đô thị nhanh chóng đã làm thay đổi môi trường sống của loài côn trùng này, khiến chúng không chỉ xuất hiện ở vùng nông thôn mà còn lan rộng vào các tòa nhà cao tầng và khu dân cư đông đúc. Mùa sinh sản cao điểm của kiến ba khoang là vào tháng 9, 10 và 11. Trong thời gian này, chúng có xu hướng tìm kiếm thức ăn ở những nơi có ánh sáng điện.

Đặc điểm vết cắn kiến ba khoang là gì?

Vết thương do kiến ba khoang gây ra có mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào lượng độc tố tiếp xúc với da. Các vùng da hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy và tay thường là vị trí chịu nhiều tổn thương. Ban đầu, vết cắn xuất hiện dưới dạng mẩn đỏ, có thể thành đường hoặc mảng, thường theo hướng tay quệt, bề mặt da hơi sưng. Trên vùng mẩn đỏ có thể nổi lên các mụn nước hoặc mụn mủ li ti, kèm theo vết lõm hình tròn hoặc bầu dục, màu vàng nâu. Việc gãi hoặc chạm vào vết thương rồi chạm vào vùng da khỏe mạnh, nhất là ở các nếp gấp da, sẽ khiến tình trạng viêm da lan rộng ngay cả khi không còn tiếp xúc với kiến ba khoang. Nạn nhân thường có cảm giác nóng rát tại vị trí vết cắn. Trong trường hợp tổn thương nghiêm trọng, có thể xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ và sưng hạch bạch huyết gần kề.

Kiến ba khoang có bay được không?

Kiến ba khoang có khả năng bay rất nhanh. Ngoài ra, chúng còn có thể chạy trên mặt nước. Chất tiết của kiến ba khoang gây viêm da, mủ, ngứa rát và phồng rộp khi tiếp xúc với da người. Khi bị đe dọa hoặc tức giận, chúng thường phình bụng lên để tự vệ.

Với những thông tin đã được chia sẻ ở trên, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh và điều trị vết thương do kiến ba khoang hiệu quả. Hãy luôn nhớ rằng việc sơ cứu kịp thời sẽ giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm và nhanh chóng làm lành vết thương. Nếu tình trạng không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè và người thân để cùng nhau phòng tránh và xử lý hiệu quả khi gặp phải tình huống tương tự.

Ban biên tập ghi chú theo chia sẻ của Bác sĩ:

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách để được nhận tư vấn kịp thời





    Explore
    Drag