Search

Phương pháp điều trị dị ứng hải sản tốt nhất

Dị ứng hải sản là một phản ứng quá mẫn của cơ thể khi tiếp xúc với các protein có trong hải sản. Điều này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như nổi mẩn, ngứa, khó thở,… Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, đừng lo lắng. Bài viết này sẽ giới thiệu những phương pháp điều trị dị ứng hải sản hiệu quả nhất giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống.

Dị ứng hải sản là gì?

Dị ứng hải sản là một dạng phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với protein có trong một số loài thủy sản. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến trong các loại dị ứng thực phẩm. Các loài như tôm, cua, ghẹ, mực, bạch tuộc, sò, ốc và một số loại cá biển thường được xác định là tác nhân gây dị ứng.

Dị ứng hải sản là một dạng phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với protein có trong một số loài thủy sản

Lý do là bởi bên cạnh các thành phần dinh dưỡng thiết yếu, những loài này còn chứa các protein mà hệ thống miễn dịch nhận diện là “lạ”. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng đóng vai trò như các kháng nguyên, kích hoạt phản ứng phòng vệ của hệ miễn dịch và sản sinh ra kháng thể đặc hiệu để chống lại các chất gây dị ứng có trong hải sản.

Dị ứng hải sản được coi là một trong những dạng dị ứng nghiêm trọng, có thể gây ra những biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Thống kê cho thấy khoảng 1% dân số thế giới gặp phải tình trạng dị ứng này.

Có phải tất cả các loại động vật có vỏ đều gây ra phản ứng dị ứng giống nhau không?

Câu trả lời là không. Hải sản được chia thành 2 nhóm chính:

  • Nhóm giáp xác: Ví dụ như tôm, tôm hùm, cua, ghẹ…
  • Nhóm thân mềm: Ví dụ như hàu, sò điệp, trai, nghêu…

Thông thường, dị ứng với một loại động vật có vỏ sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng với các loại khác, đặc biệt là trong nhóm giáp xác. Tuy nhiên, phản ứng với một loại không đồng nghĩa với việc phản ứng tương tự với tất cả các loại khác. Ví dụ, bạn có thể bị dị ứng với tôm hùm nhưng lại không bị dị ứng với sò điệp. Nếu bạn gặp triệu chứng sau khi ăn động vật có vỏ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử bất kỳ loại nào khác.

Những người nào dễ bị dị ứng hải sản nhất?

Những đối tượng sau đây có nguy cơ cao bị dị ứng hải sản:

  • Trẻ em và người cao tuổi.
  • Những người đã có sẵn các bệnh lý dị ứng như hen, eczema, phát ban, viêm xoang dị ứng, hoặc viêm da cơ địa.
  • Cá nhân thuộc gia đình có tiền sử mắc bệnh dị ứng.
  • Thống kê cho thấy người lớn, nhất là phụ nữ, dễ bị dị ứng hải sản hơn. Ngược lại, ở trẻ nhỏ, bé trai có xu hướng bị dị ứng với hải sản nhiều hơn bé gái.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng hải sản

Dị ứng với hải sản có nhiều biểu hiện khác nhau và thường khởi phát rất nhanh, đôi khi chỉ sau vài phút hoặc chậm nhất là vài giờ sau khi ăn. Mức độ phản ứng không tỷ lệ thuận với lượng hải sản đã ăn mà tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Các dấu hiệu dị ứng hải sản được phân loại theo mức độ nghiêm trọng như sau:

  • Mức độ nhẹ: Xuất hiện các nốt sẩn ngứa (mề đay), cảm giác khó chịu, buồn nôn. Những triệu chứng này thường thuyên giảm và biến mất trong vài giờ.
  • Mức độ trung bình: Gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu tạm thời.
  • Mức độ nặng: Có thể gây sưng phù mặt, khó thở, nôn ói dữ dội, đau bụng quặn thắt, nóng rát vùng dạ dày, đi ngoài phân lỏng. Các triệu chứng hô hấp như hắt hơi liên tục, nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè giống hen suyễn và co thắt thanh quản cũng có thể xảy ra.
  • Mức độ nguy kịch (sốc phản vệ): Đây là phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất, có thể gây suy tuần hoàn với các biểu hiện như da lạnh toát, mạch đập nhanh nhưng yếu, xuất hiện các vết tím trên da và huyết áp giảm đột ngột. Nếu không được xử lý y tế khẩn cấp, sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong.

Dị ứng hải sản mức độ nặng có thể gây sưng phù mặt

Nguyên nhân khiến cơ thể bị dị ứng hải sản

Fị ứng với hải sản là kết quả của sự nhầm lẫn của hệ thống miễn dịch. Cụ thể, hệ thống miễn dịch coi protein trong hải sản là mối đe dọa và tạo ra các kháng thể để chống lại chúng. Khi người mẫn cảm ăm hải sản, các kháng thể này sẽ liên kết với protein, kích hoạt phản ứng miễn dịch,  giải phóng histamin và các chất trung gian hóa học khác. Chính những chất này gây ra các biểu hiện lâm sàng của dị ứng hải sản.

Các loại hải sản có nguy cơ gây dị ứng cao

Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng các nhóm hải sản sau đây thường gây ra dị ứng:

  • Nhóm cá có xương sống: Điển hình là cá đuối, cá ngừ đại dương, lươn, cá hồi, cá tuyết, cá bạc má, cá trích, cá nục, cá cơm, cá hồi, cá minh thái…
  • Nhóm động vật thân mềm (không xương sống): Bạch tuộc, mực ống, mực nang, bào ngư, hải sâm (sên biển),…
  • Nhóm động vật có vỏ: Chẳng hạn như tôm, tôm hùm, tôm càng xanh, cua biển, ghẹ, sò, nghêu…

Cách trị dị ứng hải sản nhanh nhất

Dị ứng hải sản chỉ xảy ra ở một nhóm nhỏ người có hệ miễn dịch phản ứng mạnh với protein trong hải sản. Để giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ dị ứng đồ biển, người bệnh có thể áp dụng những cách sau để nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Kiêng cữ thực phẩm gây kích ứng: Người bệnh cần tuyệt đối tránh những loại hải sản mà bản thân đã từng bị dị ứng.
  • Nôn: Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của dị ứng, việc chủ động gây nôn có thể giúp tống khứ các chất gây dị ứng ra khỏi cơ thể một cách nhanh nhất.
  • Dùng thuốc cầm tiêu chảy: Nếu xuất hiện tình trạng tiêu chảy, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc giúp kiểm soát tiêu chảy (như smectite intergrade, berberin hoặc loperamid,…). Các loại thuốc này hoạt động bằng cách làm chậm nhu động ruột, từ đó giảm số lần đi tiêu. Tuy nhiên, lưu ý rằng việc sử dụng thuốc cần đúng liều lượng và theo hướng dẫn, tránh việc lạm dụng có thể cản trở quá trình loại bỏ độc tố, dẫn đến tiêu chảy kéo dài, thậm chí gây ra các vấn đề như táo bón, chướng bụng, đầy hơi và buồn nôn.
  • Đến bệnh viện: Trong tình huống dị ứng diễn biến phức tạp và nghiêm trọng, việc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất là vô cùng cần thiết để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị dị ứng kịp thời.
  • Không tự ý dùng thuốc: Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng bất kỳ loại thuốc trị dị ứng nào mà không có sự hướng dẫn và kê đơn từ bác sĩ.
  • Đảm bảo đủ nước cho cơ thể: Mỗi ngày, người bệnh nên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể (khoảng 1,5 đến 2 lít) để giúp làm dịu các biểu hiện khó chịu do dị ứng gây ra.

Người bệnh cần tuyệt đối tránh những loại hải sản mà bản thân đã từng bị dị ứng

Phòng ngừa dị ứng hải sản

Để giảm thiểu khả năng gặp phải tình trạng dị ứng khi ăn hải sản, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Luôn nấu chín kỹ hải sản trước khi ăn. Tuyệt đối tránh các món gỏi, sashimi hay các món chế biến từ hải sản sống hoặc chưa chín hẳn, đặc biệt là các loại cá như cá hồi, cá thu, cá trích.
  • Tránh dùng chung với thực phẩm giàu vitamin C: Không nên tiêu thụ hải sản đồng thời với các loại trái cây hoặc thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao, vì điều này có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thạch tín cấp tính, gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Không ăn hải sản kém chất lượng: Hạn chế sử dụng hải sản đã được bảo quản trong thời gian dài hoặc có dấu hiệu ôi thiu, đặc biệt là các loại tôm, cua, nghêu, sò, ốc đã chết, do hàm lượng histamin trong chúng tăng cao, dễ gây ra các triệu chứng dị ứng hoặc ngộ độc.
  • Không kết hợp với đồ ăn, thức uống lạnh: Nên tránh ăn hải sản cùng với các loại thực phẩm mang tính hàn như rau muống, dưa chuột, dưa hấu, cũng như các loại đồ uống lạnh hoặc có gas để tránh tình trạng khó chịu ở đường tiêu hóa.
  • Lựa chọn hải sản có nguồn gốc rõ ràng: Cần tránh mua và sử dụng hải sản được khai thác từ những vùng biển bị ô nhiễm, đặc biệt là các khu vực có hiện tượng thủy triều đỏ, bởi chúng có thể chứa độc tố từ các loại tảo biển, ví dụ như trai, sò, nghêu.
  • Cẩn trọng khi dùng thử hải sản mới: Khi lần đầu tiên ăn một loại hải sản nào đó, hãy bắt đầu với một lượng nhỏ để theo dõi phản ứng của cơ thể. Đặc biệt lưu ý đối với trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên nguy cơ bị dị ứng hoặc ngộ độc sẽ cao hơn. Nên cho trẻ làm quen với từng loại hải sản một với lượng tăng dần.
  • Đọc kỹ thông tin trên bao bì: Hãy kiểm tra kỹ thông tin trên nhãn mác của các sản phẩm chế biến sẵn từ hải sản và tránh các sản phẩm có chứa chất phụ gia hoặc các thành phần như “hương liệu hải sản”, “chiết xuất từ cá”.
  • Hạn chế đồ uống có cồn và chất kích thích: Không nên sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích sau khi ăn hải sản để tránh làm gia tăng các triệu chứng dị ứng nếu có.
  • Tránh các món ăn cay nóng: Hạn chế tiêu thụ các món ăn có nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu hoặc các loại thức ăn nhanh để tránh gây kích ứng cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
  • Chuẩn bị thuốc dự phòng: Những người có tiền sử dị ứng hải sản nên mang theo thuốc chống dị ứng hoặc các loại thuốc dự phòng khác theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Dị ứng hải sản là một tình trạng phổ biến, gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Quan trọng nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp.

Ban biên tập ghi chú theo chia sẻ của Bác sĩ:

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách để được nhận tư vấn kịp thời





    Explore
    Drag